top of page

Forum Posts

Ngao Ngao
Jan 12, 2023
In Questions & Answers
Cách tạo dáng cây mai kiểng đơn giản, sang trọng. Mai thế là một sở thích đặc biệt của những người yêu bonsai, hoa cảnh. Nhưng những lưu ý khi tạo dáng mai thế thì không phải ai cũng hiểu. Khi tạo dáng mai cần chú ý các phần sau: Gốc mai: là phần cực kỳ quan trọng, vì khi nhìn vào cây mai người ta chú ý ngay đến cái gốc mai, xem gốc mai người ta biết đó là mai rừng, hay mai bonsai lâu năm … Thường thì gốc mai được để tự nhiên do việc tạo dáng và ghép rễ rất khó. Bởi vậy đánh giá mai như đánh giá vẻ đẹp của một cô gái, nếu muôn biết đẹp xấu thì phải đánh giá những cái gì là tự nhiên nhất mà thiên nhiên đã ban tặng. Để có một gốc mai đẹp bạn phải tạo dáng bộ rể lúc mới trồng, hoặc nếu đó là mai già thì phải biết moi gốc ra để lộ phần rễ, nhưng thường thì không đẹp do mai sống hoan dã nên rễ cũng xuông đuột. Với các loại mai già thì khó mà thay đổi được hình dáng bộ rể vì vậy mà nên tập trung và phần thế mai. Thế mai: Với kỹ thuật ghép cành phổ biến như hiện nay thì có thể tạo được nhiều dáng, thế rất đẹp. Nhưng phần lớn thế mai phải theo dáng thế tự nhiên của cây mai, vì khi bứng gốc mai rừng cho vào chậu thì phần nhánh lớn đã bị cắt trùi lũi, ở đầu mỗi nhánh mai lớn này sẽ được ghép lại các nhánh mai con, cách bố trí các nhánh mai ghép và tạo dáng nhánh mai ghép sẽ tạo nên thế của cây mai. Việc cắt các cành lớn để cho mai vào chậu kiến cũng là một công việc không dễ vì nếu không biết cắt thì cây mai chẳn ra một thế nào hết. Mỗi cây có hình dáng riêng nên tùy theo thế tự nhiên của mai mà việc cắt nhánh sẽ khác nhau. Thông thường những nhánh nào làm phá dáng mai sẽ được cắt sát thân mai có nghĩa là bỏ luôn nhánh đó, còn những nhánh nào tạo được thế mai thì giữ lại và chừa ra khoảng 20 -30 cm. Tạo dáng mai lão: Nếu cai mai non mà bạn làm nó thành mai già có nhiều u nầng, sần sùi thì giá trị nó sẽ tăng lên rất cao. Tạo dáng mai lão là một kỹ thuật tương đối khó, vì nếu không khéo thì cây mai sẽ chết luôn. Để tạo u nầng, các vết sần sùi thì người ta dùng đục khoét vào thân cây hoặc dùng các dụng cụ chuyên dụng cào lên thân cây, lâu ngày vết thương sẽ lành lại và làm lộ các vết sần sùi u nầng. Đối với mai non thì việc tạo dáng rất dễ dàng, ta nên chú ý phần rễ và thân, dưới đây là một vài hình ảnh có thể giúp bạn hướng tạo dáng mai … Những Lưu Ý Khi Tạo Dáng Mai Thế Tạo ‘’thế’’ đẹp cho cây mai cảnh trước hết phải dựa theo dáng sẵn có của từng cây. Cách tạo dáng thế Thông thường muốn tạo ‘’thế’’ đẹp cho cây mai cảnh trước hết phải dựa theo dáng sẵn có của từng cây (cây mai) để từ đó nghĩ cách tạo ra các ‘’thế’’ phù hợp cho cây. Tất nhiên là phải quan sát từng phần để có cách uốn sửa. Bộ rễ mai cảnh Bộ rễ của cây mai gồm có một rễ cái khá dài, nhờ đó mà cắm sâu xuống đất để hút được nhiều chất bổ dưỡng nuôi thân, lá, đồng thời cũng giữ được thế đứng vững chắc cho cây trước phong ba bão táp. Mọc ra từ rễ cái là vô số rễ con, tất cả bộ rễ đó đều chôn vùi trong đất chậu. Thế nhưng với kiểng cổ, qua tài nghề của nghệ nhân, bộ rễ vẫn góp phần làm đẹp cho cây mai cảnh. Người ta tạo ra nét già nua hoặc tùy trường hợp mà có những hình tượng lạ khác từ bộ rễ. Muốn được vậy phải có sự kỳ công và mất nhiều thời gian. Trước hết ta phải nắm vững hình dạng bộ rễ của từng cây mai, nhân cơ hội sang chậu; thay đất mới cho cây hằng năm. Chỉ những nhánh rễ phụ nằm gần tầng đất trên mặt mới được sử dụng vào việc tôn nét thẩm mỹ cho cây. Chẳng hạn: chùm rễ phụ của cây mai được người ta đưa trồi lên khỏi mặt đất, bố trí cho nằm về các hướng khác nhau với thế uốn éo ngoằn ngoèo như những con rắn, vừa tạo được sự già nua cho cây lại vừa tạo được ấn tượng đối với người thưởng thức. Nếu gặp được gốc mai già đã có sẵn hình muông thú thì chọn ra những rễ con (cũng nằm ở tầng mặt) to khỏe xếp vào vị trí phù hợp để tạo chân thú sau này… Gốc cây mai cảnh Gốc của những cây mai già có khi suôn đuột, nhưng cũng có những hình thù khác lạ. Tùy theo hình thù của cây mai già mà kết hợp với việc uốn sửa các rễ con để tạo nên những hình tượng độc đáo như ‘’hổ phục’’, ‘’phượng vũ’’… Nếu là gốc thuộc dạng suôn đuột thì lão hóa thành những u nần, hốc lõm, hoặc đôi chỗ vỏ bị trầy xước, mốc meo… giống như lớp da nhăn nheo của người già… Thân cây mai cảnh Thân cây mai thường được chọn ở bên dưới to, trên nhỏ mới phù hợp. Theo luật xưa, phải dùng thân chủ, dù có cao cũng không được cưa cụt để tạo thân mới từ cành non của nó. Phải uốn thân từ lúc cây còn non vì lõi gỗ còn mềm dẻo dễ uốn. Mai vốn là cây mềm mại, ẻo lả nên thân cây không nên để suôn đuột, cũng không nên uốn sửa đến độ cong queo uốn lượn nhiều khúc như thân con rắn mất độ tự nhiên. Với cây mai nhiều năm tuổi (hoặc cây được lão hóa) cần phải có lớp vỏ sù sì, nhăn nheo, rồi những hốc lồi lõm mới gây được sự chú ý của người xem. Nghệ thuật bố trí cành mai Với mai cổ điển, cành còn được hiểu là tầng, là tay (chi). Theo luật uốn sửa cây kiểng ngày xưa thì số cành trên cây phải là số lẻ: 3 – 5 – 7… Nhưng kiểng xưa hầu hết người ta chỉ chọn từ 3 hoặc 5 cành trên mỗi cây. Các cành đều được phân bố hợp lý. Cành dưới gốc (phủ địa) phải đủ cao (bằng 1/3 chiều cao của thân cây), các cành phía trên được uốn sửa cho phân bố với khoảng cách tạo được độ thông thoáng. Vị trí của cành thường có nhiều dạng như: Chiết chi nhị diện (hai cành mọc đối xứng với nhau), chiết chi tứ diện (bốn cành mọc theo bốn hướng khác nhau theo hình xoắn ốc). Trong việc uốn sửa cành, nhiều trường hợp cành không nằm đúng vị trí mong muốn, ta phải dùng cách uốn ‘’tế thân’’ (tế: che lấp), tức uốn cành vòng qua thân cây để chuyển về hướng khác. Sửa tán lá cho cây Cây mai có tán lá xanh tươi, bóng mướt mới được đánh giá là đẹp. Thế nhưng, tán lá không được đè lên nhau, che khuất nhau tạo sự rậm rạp làm lu mờ đường nét đặc thù của cây. Người xưa không am tường đến kỹ thuật ghép, giâm cành, chiết cành như cách nhân giống, lai giống ‘’mai giảo’’ của chúng ta ngày nay. Đã thế, họ cũng không có những dụng cụ chuyên dùng để trợ lực cho việc uốn sửa này như các loại kềm kéo để cắt rễ, cắt cành, như kẹp chuyên dụng để uốn cành và thân cứng, như dây kẽm, dây nhôm để uốn cành… Thế nhưng, họ cũng có phương pháp riêng và tận dụng những dụng cụ sẵn có như cây, ván, dây thừng qua các cách treo, neo, nêm chống chỏi. Kỹ thuật sửa mai kiểng Cây mai trồng để chơi kiểng, chơi bonsai thì phải luôn luôn cắt tỉa, uốn sửa cho đẹp. Kỹ thuật sửa mai bao gồm: cắt tỉa uốn nắn, căng kéo, quấn dây đồng, neo, cảo, đục, khoét, làm lão hóa. V.v.. Cây mai trồng để chơi kiểng, chơi bonsai thì phải luôn luôn cắt tỉa, uốn sửa cho đẹp. Kỹ thuật sửa mai bao gồm: cắt tỉa uốn nắn, căng kéo, quấn dây đồng, neo, cảo, đục, khoét, làm lão hóa. V.v… Sửa rễ Rễ là thành phần nằm sâu dưới đất, rất cứng, giòn, khó sửa. Muốn sửa phải moi rễ lên, lấy đá chêm, căng kéo, sắp xếp cho xòe ra bốn phía, theo kiểu chân nôm, hoặc cho ngoằn ngoèo lồi lõm, nằm trên miệng chậu mới đẹp. Bộ rễ rất quan trọng, góp phần làm đẹp cho cây kiểng, nhất là cây bonsai, bộ rễ phải nổi hẳn lên trên mặt khay, chậu, dĩa. Kiểng cổ còn để lại nhiều cây có bộ rễ kỳ lạ, uốn thành hình chân thú: Long, Lân, Quy, Phụng trông rất đẹp mắt. Sửa gốc Cây mai thường là cây đơn thân, nên gốc rất to, phải sửa ngay từ lúc cây còn nhỏ, nếu để lớn quá khó sửa. Tùy theo dáng cây, ta có thể sửa theo thế đứng, thế nghiêng, thế nằm; bằng cách cắt gọt, đục đẽo cho lồi lõm, làm lão hóa, tăng thêm giá trị của cây mai. Kiểu xưa còn để lại nhiều gốc hóa long, hóa hổ vô cùng quý giá. Ngày nay cây bonsai có gốc xù xì, lồi lõm, uốn nắn hài hòa giữa cây với chậu. Gốc còn dùng để đánh giá tuổi của cây, càng già càng quý. Sửa thân Thân là thành phần to cứng sau gốc, muốn sửa phải có nòng sắt, cảo, cây nêm, dây kẽm, dây đồng. Trước tiên, phải để thân cây trước mặt, xoay qua xoay lại, nghiên cứu tìm thế uốn cho đúng. Lấy nòng bằng sắt đã uốn sẵn, cặp ôm sát vào thân cây, lấy dây kẽm buộc từ từ từng ruột một, từ gốc cây trở lên siết thật chặt, ép cho thân cây ôm lấy nòng sắt. Lâu ngày, thân cũng sẽ cong queo theo thế của nòng sắt. Muốn uốn cong một đoạn thì cần cột kẽm hai đầu rồi căng xoắn dây kẽm lại, thân cây sẽ cong nằm xuống như thế thác đổ. Còn thân nhỏ, nhánh nhỏ chỉ cần lấy dây kẽm đủ to, quấn thưa dọc theo thân, nhánh, rồi hai tay kềm uốn vặn xoắn theo chiều khu ốc, dây kẽm giữ lại theo hình mình đã uốn. Cây bonsai rất ngắn, rất giòn, phải uốn từ từ, mỗi ngày một chút, lâu ngày cũng sẽ đúng theo hình ta muốn. Thân cây bắt buộc phải đầu voi đuôi chuột, nghĩa là gốc lớn, thân cây nhỏ dần dần lên đến ngọn mới đẹp. Gốc đẹp mà thân cây bị cưa cắt ngang đứt đoạn có thẹo to, mất ngọn là làm mất giá trị của cây mai. Xem thêm cách trồng và chăm sóc mai vàng, quy trình, khoảng cách được chia sẻ bởi chuyên gia Sửa cành Cây mai có rất nhiều cành, cành kết hợp với thân uốn thành thế, kết hợp với tàn lá uốn thành tay. Sửa nhánh tương đối dễ bằng cách cắt tỉa hoặc quấn dây uốn xoắn: Cắt tỉa là công phu nhất, muốn cho nhánh xoay về hướng nào thì cắt đọt ở nách lá về hướng đó, ngay nách lá đó sẽ mọc một chồi non xoay về hướng ta muốn. Cách này đẹp, nhưng phải đợi lâu mới thành nhánh đủ lớn. Quấn dây đồng, dây kẽm: chỉ cần một dây kẽm đủ lớn, dài gấp đôi nhánh cây để quấn cho đủ, ngày nay có dây nhôm bọc chỉ chung quanh, rất tiện vì không ăn khuyết vô vỏ cây. Quấn dọc theo nhánh muốn uốn, theo chiều kim đồng hồ cho đồng nhất, hai tay nắm lấy nhánh. Không nên để quá lâu ngày vì có dấu dây kẽm ăn khuyết vào nhánh uốn, sẽ không đẹp bằng phương pháp cắt tỉa. Quấn kẽm có lợi là nhanh và có thể uốn kéo một nhánh từ bên này qua bên kia thân cây, khi ở mé đó thiếu tàn nhánh. Theo kiểng cổ, uốn tàn bình thường bên nào theo bên đó gọi là tàn văn, còn uốn tàn từ mé bên này kéo sang qua mé bên kia gọi là tàn võ. Còn nhánh lớn quá không quấn dây kẽm bẻ được thì phải dùng nòng sắt cặp, như uốn thân cây vậy. Tìm hiểu thêm Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc mai vàng ngày tết Tỉa lá Cây mai trồng ngoài vườn để chơi hoa thì ít có ai tỉa lá. Cây mai trồng trong chậu thành kiểng, thành bonsai mới tỉa lá cho thông thoáng để thấy rõ thân, nhánh, nhất là mai bonsai phải tỉa cho thật thoáng để thấy cả gốc rễ, cành nhánh cho đẹp. Tỉa lá chỉ cắt bỏ các lá dư thừa, các đọt non mới mọc ra dài quá, che khuất cả mặt chính của cây. Nhưng bất cứ cây mai trồng ở đâu, trồng theo kiểu nào, đến Tết đều phải lảy hết lá, để kích thích ra hoa trong 3 ngày Tết. Làm lão hóa Ngày xưa muốn có cây mai kiểng già phải đợi nhiều năm, ngày nay có nhiều phương tiện như: dụng cụ đục khoét và chất hóa học để làm lão hóa cây nhanh hơn. Muốn làm cho thân cây phù lên, thì dùng cây đập dài theo chỗ đó cho bầm dập phù lên, hoặc dùng kim châm thật mạnh, đều chung quanh thân cây (nhưng nên nhớ phải chừa một đường rãnh nhỏ trên vỏ, để cho cây có thể dẫn nhựa lên nuôi cây). Cây phản ứng nứt da thành sẹo. Bôi thuốc vào, khi cây lành sẹo, sẽ thấy chỗ đó phù lên, sần sùi có vẻ già nua. Thuốc hóa học để làm lành sẹo cho cây kiểng thông dụng nhất là vaseline. Nếu không mua được thuốc trên, thì có thể tự chế bằng cách nấu mỡ bò với thuốc ký ninh vàng và thuốc trừ nấm. Để làm bóng những chỗ lột da tạo lão hóa, thì sau khi lột vỏ một đoạn thân hoặc một đoạn nhánh xong rồi, phải lấy giấy nhám đánh cho trơn, mới thoa thuốc như oxy đồng hoặc acid citric hay sulfur calci, chỗ đó sẽ trở nên trắng và bóng láng. Bài viết liên quan Hướng dẫn kỹ thuật uốn mai vàng đẹp nhất Tạo rễ cho bonsai và cây kiểng Những cây bonsai nói chung, cây Mai nói riêng không phải ngẫu nhiên mà được bộ rễ nổi hoàn hảo để ta bằng lòng. Đa số nhờ bàn tay khéo léo của con người tạo tác thêm, chúng mới trở nên duyên dáng. Tôi hy vọng bài viết này có thể giúp chút ít cho các bạn nắm bắt thêm phần kỹ thuật tạo rễ nổi cho cây kiểng. Cách thực hiện Vào thời điểm gần cuối Đông (tháng 11 âm lịch) đến hết mùa xuân năm sau, thời tiết tương đối êm ả, ngớt mưa dần, ít nắng gắt, dịu trời mát đất. Tôi thường làm công việc tạo rễ cây Mai, còn các tháng khác chưa bao giờ, bởi nhiệt độ quá nóng, hay quá lạnh hậu quả không lường hết được! 1. Chuẩn bị các thứ cần thiết Dùng loại tre non, chẻ một số cọc bằng chiếc đũa con dài khoảng 10-20cm vót cạnh, cắt nhọn một đầu. Chẻ một số ghim bằng cỡ chân nhang dài 12cm vót cạnh, nhọn 2 đầu, xoắn ở giữa gập đôi lại. Chẻ một số lạc của lóng tre dài. Vỏ trái dừa hoặc bèo(lục bình). 2. Thực hiện “một công ba việc” Vừa sang chậu, vừa thay đất và vừa sắp xếp lại bộ rễ đối với những cây Mai đã được 2-3 năm tuổi. Xem đất ở chậu của nó không quá ướt hay quá khô tức là còn độ ẩm thì dễ dàng hơn. Bứng cây cẩn thận, tránh đứt rễ nhất là những rễ cái dài, càng có lợi thế, nhẹ tay đưa ra ngoài, xoi bớt đất chỉ còn một ít thôi, tay nắm thân nâng, tay kia đỡ lấy rễ, lật ngược cho ngọn quay xuống. Như vậy bao nhiêu rễ lớn bé cũng xuôi theo. Sau đó đem đặt thuận trở lại vào giữa chậu trên lớp đất trồng, đồng thời dùng cọc cắm và lạt giữ cây cố định. Lấy nước xối vào gốc rồi chờ một lát, nước rút hết, rễ bày lộ rõ ra để cho ta sấp xếp lại. Banh những cái ngắn trải đều tại chỗ, những cái dài ở bên thừa để qua phía thiếu. Làm được rễ nào cắm cọc và ghim giữ cho nó nằm yên, khỏi bung về vị trí củ. -Dùng đất bột khô rải vào, rồi đổ nước đầy chậu một lần nữa, nước sẽ làm đất bột chui tới tận cùng hang hốc. Tiếp theo lấp gốc. Cuối cùng sử dụng rễ bèo hoặc xơ dừa xé nhỏ phủ mặt châu, đề phòng khi tưới đất trôi 3. Riêng với cây to chậu lớn Nếu thấy bên nào bị thiếu rễ thì tưới nước nhiều lần hoặc đợi mưa đất mềm để dễ làm. Moi đất chỗ bị trống rễ, rồi thò ngón tay trỏ xuống sâu dưới gốc thăm dò gặp rễ nào có khả năng rút được thì từ từ kéo lôi lên dần, khi thấy nó đã trồi hẳn thì lấp đất hố vừa moi. Tiếp theo là banh sửa lại rễ và lấp đất. Dùng nguyên mảnh vỏ dừa đem đập dập rồi úp tủ kín cái rễ ấy để bảo vệ cho nó được an toàn. Nếu cảm thấy ngại lôi kéo sợ đứt rễ ta có thể làm theo cách sau vừa phụ thêm rễ cho cây chính vừa tạo ra cái u nần ở gốc. Sử dụng cây phụ có thân tương ứng, bứng đem rửa hết đất và cắt tỉa nhánh cho gọn. Moi đất ở gốc cây chính chỗ bị thiếu rễ, lấp đặt cây phụ vào, dùng lạt buộc hai thân chúng lại. Tiếp tục công việc sắp xếp rễ tương tự như trên. Thời gian khoảng 3 tháng sau, cây phụ phát triển bình thường thì cắt bỏ toàn bộ phần trên, chỉ giữ lại một đoạn vừa đủ quấn vòng theo gốc chính. Dùng 2 mảnh tre thật già 3-4cm, một mảnh đặt trực tiếp ngay đầu mối cây vừa cắt, mảnh thứ 2 đặt gián tiếp ở vị trí đối diện. Dùng dây kim loại choàng hai mảnh tre áp vào, buột 3-4 nuột, siết thật chặt bằng kiềm, để thật lâu. Lưu ý: Lúc choàng 2 mảnh tre ép, nếu dây kim loại chạm sát vỏ thì chêm thêm một vài mảnh tre nữa tránh gây sẹo xấu !Mặt khác, về lâu dài những tược mọc bậy ở đoạn còn lại của cây phụ đừng cắt, cứ để dậy mà đè bẹp chúng sát mặt chậu, hoặc chỉ cắt bỏ đọt. Chừng nào biết chắc chắn hai cái thân ấy ăn khít với nhau thì bỏ các thứ bó buộc. Nói tóm lại, cách thức tôi nêu có lẽ bất cứ ai nghe qua cũng làm được, chẳng khó vã lại không tốn kém gì mà lại hiệu quả. Thấy hay hay cái nghệ thuật tạo dưỡng. Chúc các bạn thành công.
CÁCH TẠO DÁNG CHO CÂY MAI
 content media
0
0
2
Ngao Ngao
Jan 08, 2023
In Questions & Answers
Cây mai là vật không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt đặc biệt là ở miền nam vào những dịp tết đến xuân về. Dưới đây là một số cách chăm sóc mai sau Tết. Chăm sóc mai sau Tết thế nào còn tùy thuộc vào từng loại cây. Thông thường có 3 loại: Cây mai trồng chậu chưng trong nhà, cây mai trồng chậu chưng ngoài sân và cây trồng đất. Với mỗi loại cây hoa mai thì lại có cách chăm sóc mai sau Tết, phục hồi mai với các mức độ khác nhau. Với chậu mai chưng trong nhà Mai chưng trong mấy ngày Tết thường từ 27, 28 đến mồng 6 Tết, chính vì ở trong nhà nên cây không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời dẫn đến không quang hợp được nhiều, khi đó lá cây sẽ mỏng, màu xanh nhạt, cành vươn dài nhưng mảnh và yếu. Nhiều gia chủ không chịu khó chăm sóc mai mà chỉ đổ một ít nước hoặc thậm chí là "tưới" cả nước ngọt hoặc bia vào gốc mai. Xem thêm cách chăm sóc mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh Bên cạnh đó đa số mai hiện nay đều bị phun thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa khiến cho sinh lý của mai không ổn định. Trong những này này, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa cộng với trong một tuần liền phải sống trong điều kiện thiếu thốn nên mai bị kiệt sức, nếu bạn không chăm sóc tốt thì có thể sang năm, mai sẽ không ra hoa nữa. Sau Tết, bạn nên đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt nhưng phải để mai trong bóng râm chứ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời vì có thể khiến lá mai bị cháy. Bạn cần lặt bỏ hết hoa mai và nụ mai trên cây để cây không phải dồn chất dinh dưỡng nuôi hoa, nuôi nụ. Với chậu mai chưng ngoài sân hoặc cây mai trồng đất Những chậu mai được chưng ngoài sân do được sống trong môi trường khá giống với tự nhiên nên bạn sẽ không cần phải mất quá nhiều công sức để chăm sóc như chậu mai để chưng trong nhà. Bạn cũng cần ngắt bỏ toàn bộ hoa và nụ mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì mai được chưng ở ngoài nên đã quen nắng gió, do vậy, bạn không cần phải đem chậu cây vào bóng mát. Tìm hiểu kỹ thuật ươm mai vàng bằng hạt Cách chăm sóc mai sau Tết: 1. Tỉa cành cây Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20. Tùy vào hình dạng và kích thước của mai mà bạn có cách tỉa cho phù hợp, có thể là tỉa theo dáng cây thông - cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi. Bạn dùng khoảng 1 thìa cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa còn nếu không thì bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì. Khi thấy cành mai không phát triển nhiều, bạn dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc. Khi cây đã hồi lại thì bạn đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần. Làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh. Lưu ý là ở thời điểm này do mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây. Bạn cần pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lần đầu sau khi tỉa cành khoảng 10 ngày và phun lần hai khi cây vừa nhú mầm và lần cuối sau khi cây lá cây vừa già. Nếu là năm bình thường thì bạn nên tỉa tán mai vào khoảng ngày 10-20, còn năm nhuận thì có thể tỉa tán muộn hơn. Việc tỉa tán rất quan trọng vì sẽ giúp tạo lại sáng, tán lá cho cây.Khi cành bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá - chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc thành nụ (phụ thuộc vào quang kỳ, phân bón, nhiệt độ và một số yếu tố khác). Bạn cần chú ý cắt tỉa cành cây bởi những cành không được tỉa sẽ thường bị nấm bệnh và không cho ra nhiều hoa bằng các cành được tỉa. Cách tỉa mai vàng càng gần thân cây thì cành sẽ càng phát triển mạnh. Xem thêm Cách chăm sóc mai vàng tháng 6 âm lịch 2. Vệ sinh cây Sau khi tỉa cành mai xong thì công việc tiếp theo chính là vệ sinh cây. Cách làm rất đơn giản, bạn có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu nấm mốc hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây, đặc biệt là những chỗ có nhiều nấm mốc. Chú ý: tuyệt đối không để phân u-rê chảy xuống gốc (bạn có thể dùng túi ni-long để che gốc). Sau khi phun được khoảng 10 phút, bạn dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra. 3. Một số chú ý Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây mai sau Tết
 content media
0
0
3
Ngao Ngao
Dec 17, 2022
In Questions & Answers
Cây Mai Vàng luôn được xem là lựa chọn của người Việt để dâng lên tổ tiên và trang trí trong ngày Tết với mục đích thể hiện sự bền vững, niềm tin và sự bình yên của cuộc sống, Họ có quan niệm mong muốn một năm mới tràn đầy hạnh phúc, sung túc và đầy may mắn. Vậy ngoài ra cây Mai Vàng còn có những có ý nghĩa đặc biệt như thế nào và cách chăm sóc để chúng ra hoa đúng mùa Tết có khó không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé! 1. Giới thiệu về cây Mai Vàng 1.1 Cây Mai Vàng là cây gì? Trong tiếng anh, hoa Mai Vàng là Apricot Flowers và có tên khoa học là Ochna integerrima. Ngoài ra, cây mai còn có tên khác là cây hoàng mai. Cây thuộc họ Mai (Ochnaceae) và rất được yêu thích vào ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam. Tại Việt Nam, cây mai có mặt chủ yếu tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, Đồng bằng sông Cửu Long, và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Ở các vùng cao nguyên cũng có một số lượng ít cây sinh sống. Cây Mai Vàng và ý nghĩa của nó 1.2 Nguồn gốc Mai Vàng Nguồn gốc của hoa mai là từ Trung Quốc, chúng xuất hiện trên đất nước này cách đây khoảng hơn 3000 năm trước. Theo ghi chép của Phí Cung Ấn đời Minh ở sách “Trân hương bảo ngự” nói rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai. Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Dịch ra có nghĩa là “Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết cùng ngắm” Thêm nữa, nó còn được coi là quốc hoa của người Trung Quốc bởi vẻ đẹp mà nó mang lại. Hoa mai ban đầu vốn là cây hoang dại. Cây thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Người ta nhận thấy nếu cây mai được chăm sóc cẩn thận thì hoa nở sẽ rất đẹp và cây có tuổi thọ cao. Chính nhờ đặc điểm rụng lá vào cuối mùa đông, nở hoa khi đầu mùa xuân nên cây mai thường được trồng làm cây cảnh chơi Tết Nguyên Đán ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo tư liệu cũ ghi chép lại, hoa mai của Trung Quốc được phân thành 4 loại chính, đó là: Bạch mai, Thanh mai, Hồng mai và Mặc mai. 1.3 Ý nghĩa cây Mai Vàng trong Tết người Việt Nhiều gia đình khi chọn mai chưng Tết cho rằng, hoa mai nở rộ vào ngày mùng 1 Tết thì gia đình sẽ an nên làm ra, tài lộc như nước. Do đó, hình ảnh Mai Vàng nở đầu năm giống như một điều kỳ diệu, lan tỏa sự giàu sang phú quý cho cả khách đến thăm nhà. Hơn nữa, dân gian còn cho rằng nếu hoa mai nở càng nhiều cánh thì tài lộc sẽ càng nhiều. Đặc biệt nếu cây mai nhà nào nở toàn hoa mai 7 cánh thì nhà đó sẽ “đại cát đại lợi”. ý nghĩa của hoa mai vàng trong Tết người Việt Có lẽ đây cũng được cho là một trong những lý do mặc dù tất bật với mọi thứ nhưng không ai có thể quên chuẩn bị chậu mai hay một nhành mai để dâng lên tổ tiên và trang trí trong ngày Tết. Việc trưng bày cây mai trong nhà với ý nghĩa về mặt tinh thần to lớn cho mỗi gia đình vào dịp Tết của người Việt. 2. Cách chọn cây Mai Vàng đẹp Mai Vàng luôn là cây được lựa chọn kỹ càng nhất từ cành, lá, hoa và nụ,… Dưới đây chính là tổng hợp các cách chọn mai tốt có thể bạn sẽ cần đến như: 2.1 Gốc mai to, chắc khỏe Một cây Mai Vàng được đánh giá là tốt và khỏe thì nó được xem là có gốc và rễ chồi lên trên lớp mặt đất một xíu. Gốc cây là phần quan trọng có vai trò nâng đỡ và nuôi dưỡng cây sinh trưởng thông qua bộ rễ được liên kết bên dưới. Vì thế, bạn nên lựa chọn những gốc mai có một phần rễ nổi lên mặt đất. Cây mai có dáng vẻ thanh cao, thuộc loại cây đa niên, tức có thể sống và phát triển tốt đến hơn một trăm năm. Cây Mai Vàng là cây thân gỗ, nên thân cứng cáp, cành hơi giòn nhưng vẫn có thể uốn để tạo dáng cây. Thân cây xù xì và nhiều cành nhiều nhánh. Tán cây có lá thưa, nếu để phát triển tự do thì cây mọc từ hạt có thể cao tối đa tới 20 – 30m. Gốc cây khá to, và bộ rễ cây Mai Vàng lồi lõm có độ đâm sâu tới 2 – 3m 2.2 Dáng cây được tạo hình đẹp Người sành chơi mai sẽ luôn chú trọng đến tạo hình của cây, vì thông qua đó chúng ta có thể thấy được một phần vẻ đẹp của nó. Vì thế, khi chọn dáng mai bạn nên chú ý lựa chọn những thân mai tròn trịa, cứng cáp, không bị bong tróc và mang lại vẻ thẩm mỹ cao. Tạo hình của dáng cây Mai Vàng nó lên vẻ đẹp của nó Lá mai là lá đơn, mọc xen kẽ so le, có phiến lá dạng hình trứng thuôn dài. Lá có màu xanh biếc nhưng mặt dưới của lá màu hơi ánh vàng. 2.3 Cành mai không bị gãy, không khô héo Đối với cành mai, bạn nên chọn những cành chắc khỏe, không có dấu hiệu gãy hoặc khô héo để nụ và hoa mai được nuôi dưỡng một cách tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn cây mai có phần cành được phân bổ đều trên thân cây, việc này giúp mai trông cân đối và đẹp mắt hơn. 2.4 Số lượng nụ vừa phải Để cây mai có thể nở ngay đúng dịp Tết thì bạn nên chọn lựa những cây có nụ nở vừa phải, không nở quá bung và cũng không nên còn quá xanh. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý số lượng nụ mai vàng phải được phân bố đều cả cây và mỗi nụ đều phải căng tròn, tươi tắn. Hoa mai là loại hoa lưỡng tính. Hoa mọc ra từ các nách lá và tạo thành từng chùm. Ban đầu hoa mọc ra hoa cái, sau đó hoa cái sẽ nở bung ra xuất hiện những chùm nụ xanh non. Trong khoảng một tuần, nụ hoa sẽ nở thành những cánh hoa Mai Vàng tươi rực rỡ. Cấu tạo hoa mai thường có 5 cánh nhỏ và mỏng manh nhưng cũng có bông đặc biệt lên tới 9 – 10 cánh. Hoa mai thường nở trong 3 ngày sẽ tàn. 3. Cách chăm sóc Mai Vàng ra hoa đúng Tết Tuy hoa mai thường nở vào mùa xuân nhưng do thời tiết thay đổi nên việc ra hoa cũng thất thường, dẫn đến hiện tượng cây mai nở sớm hoặc hoa mai nở trái mùa. Không phải tất cả hoa đều có thể đậu quả. Nếu hoa nào đậu thì sau khi tàn, bầu noãn của hoa sẽ phình to lên. Thời gian sau sẽ kết hạt. Cách chăm sóc cây Mai Vàng ra đúng mùa tết 3.1 Nhiệt độ không khí từ 25 – 30 độ C Vì lí do mai là loại cây ưa thích điều kiện khí hậu nhiệt đới nên khu vực phía Nam nước ta rất phù hợp cho việc trồng mai. Nhiệt độ phù hợp và tốt nhất cho mai nằm trong khoảng 25 – 30 độ C. Nếu quá nóng mai sẽ ra hoa sớm, hoặc quá lạnh thì mai ra muộn hơn. 3.2 Tưới nước 1 – 2 lần mỗi ngày Nếu bạn đã có một nguồn đất tốt cho việc trồng mai thì tiếp theo nên tính toán lượng nước cung cấp cho cây mỗi ngày để đảm bảo cây sinh trưởng tốt. Mỗi ngày bạn nên tưới mai khoảng từ 1 – 2 lần là đủ, không nên tưới quá nhiều hoặc quá ít sẽ ảnh hướng đến việc nở hoa. 3.3 Tuốt lá đúng thời điểm Quá trình nở hoa của cây mai sẽ diễn ra khi mai rụng hết lá già, khi đó các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu. Nụ xanh sẽ nở rộ sau 6 hoặc 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu. Vì thế, việc tuốt lá đúng thời điểm là vô cùng quan trọng và nên được thực hiện giữa tháng 12 âm lịch. Tuốt lá giúp cây Mai Vàng nhanh chóng ra hoa hơn 3.4 Đất trồng giàu dinh dưỡng Đất trồng là yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng của mai. Bạn cần chuẩn bị đất có độ tơi xốp cao, dồi dào chất dinh dưỡng và đảm bảo đất không bị ngập úng. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm cho đất các nguyên liệu hữu cơ khác như mùn cưa, xơ dừa,.. Tìm hiểu thêm về cách lựa chọn bón phân gì cho mai vàng sau tết 4. Các cách khắc phục hoa nở chậm hoặc quá sớm Nếu Mai Vàng nhà bạn có dấu hiệu nở chậm hoặc nở sớm, bạn có thể áp dụng một trong hai cách bên dưới: 4.1 Cách kích hoa nở sớm hơn Bạn có thể tuốt lá sớm vào khoảng ngày 10 – 12 tháng Chạp (Âm lịch). Bạn chủ động lựa chọn thời điểm tưới nước vào lúc nắng to hoặc tưới nước ấm vào lúc giữa khuya để kích thích nhiệt độ tăng lên. Bên cạnh việc tưới nước bạn có thể tưới thêm phân NPK khoảng 5 ngày 1 lần và kèm theo việc tưới nước bình thường. 4.2 Cách làm hoa nở chậm lại Để làm hoa nở chậm lại bạn nên tuốt lá vào khoảng 20 tháng Chạp (Âm lịch). Bạn đặt chậu cây ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp và tưới cây bằng nước lạnh. Bạn nên tưới nước 2 ngày một lần, có thể tưới thêm phân Urê hoặc phân NPK loãng theo liều lượng 5 ngày một lần. Hướng dẫn cách làm hoa mai nở chậm lại Trên đây chính là những nguồn gốc của cây Mai Vàng cũng như tất tần tật các cách chọn mai, cách kích mai ra nhanh và kìm hãm nếu hoa ra sớm hơn dự định. Hy vọng sẽ giúp bạn có những phương pháp tốt để lựa chọn cây Mai Vàng cho ngôi nhà mình và chăm sóc đúng cách nhé!
Nguồn gốc, ý nghĩa cây Mai Vàng và cách chăm sóc ra hoa đúng dịp Tết
 content media
0
0
3
Ngao Ngao
Dec 10, 2022
In Questions & Answers
Tỷ lệ kèo phạt góc Anh vs Pháp 0.90*8.5*0.92 Soi kèo phạt góc Anh vs Pháp Đội tuyển Anh đã có cho mình 20 quả góc từ đầu giải với 4 trận đã đấu, trung bình có 5 góc/trận. Có những trận đấu mà hàng công của Tam Sư phải tìm nhiều cách để xuyên phá hàng thủ đối phương nên họ kiếm về rất nhiều góc như 8 trước Iran hay 6 trước xứ Wales. Xem thêm nhận định kèo bóng đá hôm nay tại: https://caothu.com/nhan-dinh-bong-da/ Trung phong Harry Kane vẫn đang là cái tên không chiến cực kì uy tín với vị trí trung phong cắm của đội tuyển Anh. Chiều cao 1m88 cùng khả năng chọn vị trí tốt giúp anh làm chủ được không gian trước khi thực hiện pha đánh đầu. Cũng phải kể đến lối đá tạt cánh đánh đầu truyền thống của đội tuyển Anh, nơi họ có những cái tên tạt bóng chất lượng bên hành lang biên. Sự đột biến cũng đến từ khả năng tham gia không chiến của những cái tên có thể hình tốt nơi hàng thủ như Harry Maguire, Declan Rice hay John Stones. Trong khi Pháp thậm chí đã kiếm về nhỉnh hơn số quả góc từ đầu giải với tổng cộng 29 góc, trung bình hơn 7 góc/trận. Không trận nào Gà Trống không kiếm về ít hơn 6 quả góc/trận. Cũng như đội tuyển Anh, Pháp sở hữu mẫu trung phong cắm có thể hình và khả năng đánh đầu tốt là Olivier Giroud. Thậm chí, không chiến còn là sở trường và là điểm mạnh nhất cửa cựu cầu thủ Arsenal. Truy cập https://caothu.com/tips-bong-da/ để tìm hiểu tip kèo bóng đá chắc thắng Kết hợp cùng khả năng tạt bóng của Ousmane Dembélé bên phía cánh trái hay của Theo Hernandez bên phía cánh phải, Pháp lợi hại trong những tình huống treo bóng vào trong vòng cấm đối phương. Họ cũng có những cái tên có thể hình tốt nơi hàng phòng ngự, sẵn sàng có mặt để tránh chấp bóng trên không. Đều là những đội bóng mạnh với những ngôi sao tấn công chất lượng, Anh vs Pháp hứa hẹn sẽ tạo nên thế trận tấn công hấp dẫn. Số quả góc mà 2 đội tạo ra sẽ tương xứng với số cơ hội dứt điểm.
Soi kèo phạt góc Anh vs Pháp, 2h00 ngày 11/12 dự đoán World Cup 2022
 content media
0
0
2

Ngao Ngao

More actions
bottom of page